CỬA KÍNH THỦY LỰC – VÁCH KÍNH CƯỜNG LỰC

 

CỬA KÍNH THỦY LỰC – VÁCH KÍNH CƯỜNG LỰC

 

 

 Cửa thủy lực  đã và đang trở thành sự lựa chọn tại rất nhiều công trình với những tính năng ưu việt nhằm tạo ra một không gian mở đối với thiên nhiên. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại giúp dần thay thế cho những ô cửa còn sử dụng những loại song sắt kém thẩm mỹ.

 

 Tại sao chúng ta thường gọi là cửa thủy lực chứ không phải gọi chung chung là cửa cường lực? Cửa thủy lực có đặc điểm gì khác biệt so với các dòng cửa khác?

 Cùng Tân Tiến Window  giải đáp một số khái niệm ở bài viết dưới đây

 

Nội dung bài viết

  • Cửa thủy lực là gì ?
  • Cấu tạo cửa thủy lực
  • Phân loại cửa thủy lực
  • Ưu nhược điểm của cửa thủy lực
  • Vách kính cường lực.

 

  • Cửa thủy lực là gì?

 Cửa thủy lực là sự kết hợp hoàn hảo giữa kính cường lực với hệ thống pittong thủy lực âm sàn (bản lề thủy lực). Bản chất của tên gọi cửa thủy lực đó là dó bản lề cửa kính thủy lực có cấu tạo, thiết kế khác với bản lề các loại cửa gỗ, cửa sắt…Bản lề được đặt nằm ngầm dưới sàn và có sự hỗ trợ của pittong thủy lực. Cho phép cửa mở được 2 chiều và tự động quay về vị trí cũ một cách nhẹ nhàng sau khi mở.

 Cửa sử dụng kính cường lực có tính chịu lực cao gấp 4-5 lần cửa kính thông thường có cùng độ dày và kích thước. Kết hợp với những phụ kiện cửa kính có tác dụng chịu toàn bộ lực lên cửa.

   Hệ thống pittong thủy lực vừa làm trụ đỡ phần kính. Vừa giúp cửa đóng mở nhẹ nhàng và cho phép cửa tự động quay về trạng thái đóng. Hệ thống bản lề thủy lực hoạt động trên nguyên tắc lực giảm dần đều. Giúp bạn có thể đóng mở cửa nhẹ nhàng mà không cần dùng nhiều lực.

 

 

  • Cấu tạo cửa thủy lực- gồm 2 thành phần đó là kính cường lực và bộ phụ kiện đồng bộ thủy lực .
  • Kính Cường lực, trên thị trường có các độ dày kính cường lược khác nhau như 6mm,8mm,10mm,12mm,15mm… Nhưng để có một bộ cửa kính thủy lực đảm bảo về an toàn kỹ thuật và cả về thẩm mỹ thì kính cường lực dùng làm cửa thủy lực phải tối thiểu từ 10mm trở nên hay dùng nhất vẫn là kính 12mm. Trên thị trường kính có nhiều nhà máy tôi được kính nhưng TanTienwindow chỉ dùng những kính của các nhà máy đã có thương hiệu và được mọi người tin dùng ví dụ như các đơn vị kính Hải Long, kính Hồng Phúc, kính Vigracera…
  • Phụ kiện

Phụ kiện quan trọng nhất được sử dụng để thi công, lắp đặt cửa kính thủy lực, bản lề âm sắc giúp cố định cơ cấu xoay, kẹp dưới. Với hệ thống dầu thủy lực với cơ cấu hãm nhằm đảm bảo cửa được hoạt động an toàn, có nắp đậy phía dưới bảo vệ bàn lề tránh bụi, đảm bảo thẩm mỹ, dưới tấm đậy có thêm chốt hãm điều chỉnh vị trí bàn lề ngoài bản lề và kẹp dưới thì còn có các hệ thống đi kèm để cấu thành lên một bộ cửa thủy lực như hình dưới đây.

Kẹp kính: Gồm kẹp trên, kẹp L, kẹp dưới, kẹp ty chúng tác động đến quá trình định vị, liên kết tấm kính khác nhau trong quá trình cánh cửa hoạt động. Đảm bảo không gây rung lắc, vận hành êm ái bởi đa số cơ quan đều sử dụng hợp kim đúc còn lớp vỏ, linh kiện được phủ bên ngoài là loại inox 304.

Khóa sàn: Bộ phận đảm bảo cho cửa kính bởi tất cả cơ cấu đa phần sử dụng hợp kim đúc, vỏ, linh kiện phủ ngoài là loại inox 304 kết hợp cùng chi tiết rời để liên kết cùng lỗ xuống sàn khi lắp đặt.

Tay nắm: Hỗ trợ quá trình đóng mở cửa được trở nên dễ dàng hơn ngoài ra chúng còn biết đến là bộ phận trang trí dễ nhìn nhất trong bộ cửa.

Trên thị trường có rất nhiều hãng phụ kiện dành cho cửa thủy lực, khách hàng cần thêm chi tiết xin liên hệ qua số hotline: 0907.247.111 để được biết thêm chi tiết .

  • Phân loại các loại cửa thủy lực.
  • Cửa kính 1 cánh, không có vách
  • Cửa kính 2 cánh, không có vách
  • Cửa kính 1 cánh, 2 vách cố định
  • Cửa kính  1 cánh, 3 vách cố định
  • Cửa kính 2 cánh, 1 vách cố định
  • Cửa kính 2 cánh, 2 vách cố định
  • Cửa kính  2 cánh, 3 vách cố định
  • Ngoài một số mẫu được liệt kê ở trên thì còn phụ thuộc vào từng nhu cầu của khách hàng và kết hợp với sự tư vấn của các kỹ sư thì còn có thể ra được nhiều mẫu mã cửa khác nhau để phù hợp với từng công năng của ngôi nhà.

Dưới đây là mộ số mẫu cửa kính thủy lực.

Mẫu cửa thủy lực dùng hệ khung nhôm

Mẫu cửa thủy lực 5 tấm  sử dụng sập nhôm 38mm

 

  • Ưu điểm của cửa kính thủy lực
  • Độ bền cao:
  • Cửa sử dụng kính cường lực có độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Không bị han gỉ, oxi hóa hay giãn nở vì nhiệt. Bạn có thể an tâm không lo cửa bị cong vênh, trầy xước hay vỡ hỏng. Bởi dù điều kiện nào loại kính này đều thích ứng tốt. Ngoài ra độ bền của cửa còn phụ thuộc vào chất lượng của từng loại phụ kiện và tần xuất cũng như là kỹ thuật trong quá trình sử dụng.

o   Độ an toàn cao:Với cửa kính thông thường nếu có tác động lực và gây vỡ sẽ tạo thành những mảnh sắc cạnh vô cùng nguy hiểm. Còn cửa kính cường lực nếu vỡ sẽ tạo thành nhiều mảnh nhỏ riêng biệt nên an toàn hơn rất nhiều. Khi vỡ kính sẽ nứt theo đường lượn sóng kéo dài từ chỗ vỡ đến khung kính. Không sảy ra tình trạng rơi vỡ từng mảnh lớn gây nguy hiểm.Thêm nữa cửa có khả năng chịu lực tốt. Dù sử dụng cho các công trình trên cao cũng đảm bảo an toàn vì cửa có khả năng chịu được áp lực của gió.

o   Dễ dàng vệ sinh:Lớp kính trong giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng cửa. Mặt kính phẳng cho phép bạn dễ dàng lai chùi làm sạch chỉ với một tấm khăn ẩm. Thêm nữa nếu sửa chữa cửa cũng đơn giản và linh hoạt hơn.

o   Tiện lợi khi đóng mở: Bạn không cần dùng sức cũng không cần lo quên khép cửa khiến vật nuôi vào nhà.

o   Ngoài ra cửa kính cường lực còn giúp bạn lấy được ánh sáng tự nhiên. Cửa sử dụng kính cường lực trong cho căn của bạn khả năng đón ánh sáng tự nhiên tối ưu. Còn nếu bạn lo ngại ánh nắng gây nóng bức chỉ cần lắp thêm bộ rèm cửa vừa tiện nghi vừa hiện đại. Lại còn có nhiều lựa chọn phong cách màu sắc, kiểu dáng rèm để kết hợp cùng không gian.

  • Cùng với hệ cửa thủy lực ngoài ra còn hệ vách cường lực cũng đang là xu hướng rất thịnh hành hiện nay. Vách kính cường lực chỉ khác với cửa thủy lực là không đóng mở được mà chỉ cố định tại chỗ thay cho một bức tường cục mịch.
  • Vách cố định có thể đi cùng kết hợp với cửa cũng có lúc đóng vai trò như một bức tường chắn mưa gió nhưng có tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều, ví dụ như các trường hợp dưới đây.

  • Vách kính cường lực sử dụng Spider( chân nhện )

Vách cường lực sử dụng nhôm hộp để cố định

Vách kính khổ lớn sử dụng nhôm mặt dựng 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *